Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nhật Bản

logo
Văn Hóa Giao Tiếp Của Người Nhật Bản
28/05/2024 02:24 PM 324 Lượt xem

    Nhật Bản được biết đến với tư cách là một quốc gia luôn coi trọng về lễ nghĩa. Đặc biệt điều đó được thể hiện trong văn hóa giao tiếp của họ. Nếu lần đầu tiên bạn giao tiếp với người Nhật, bạn sẽ thấy bất ngờ vì những cử chỉ nghiêm chỉnh và rất tế nhị của họ. Đôi lúc, bạn cũng cảm thấy khó hiểu về những cử chỉ ấy

     

    Giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật và những điều cần chú ý

    Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…

    Sau đây là 8 nét đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Nhật.

    Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong cúi chào 

    Động tác cúi chào của người Nhật Bản không hề đơn giản, đòi hỏi có sự tìm hiểu và kỹ thuật hẳn hoi. Khi cúi chào, người Nhật luôn phải giữ cho lưng thật thắng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu, nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước. Tuy nhiên nửa thân dưới vẫn phải đi theo một đường thẳng, không được cong về phía sau.

    Đối với nam thì hai tay đặt dọc theo thân, còn với nữ thì đặt hai tay ở vạt trước trước, tạo thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Mắt luôn hướng xuống khi người Nhật thực hiện động tác cúi đầu, và càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng của người Nhật với người đối diện.

    Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào phổ biến là: Kiểu Saikeirei, Kiểu cúi chào bình thường, Kiểu khẽ cúi chào

    Giao tiếp mắt

    Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

    Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại.

    Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong vẫy tay

    Trong giao tiếp người Nhật, khi muốn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống. Nếu bạn để ngón tay cong xuống sẽ bị coi là tục tĩu.

    Sự im lặng trong giao tiếp

    Người Nhật họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều và họ quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói.

    Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong gật đầu

    Khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ có những nụ cười, cái gật đầu và những câu chữ lịch sự mà ta sẽ không thể tìm thấy trong các ngôn ngữ khác.

    Văn hóa xin lỗi, cảm ơn

    Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là người Nhật thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”.

    Văn hóa giao tiếp của người Nhật trong trang phục

    Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp, tuy nhiên, họ luôn đề cao sự ý nhị, kín đáo và các nét tinh tế trong trang phục đặc biệt là sạch sẽ và không nhàu nát.

    Văn hóa tặng quà của người Nhật

    Nghi thức tặng quà, món quà, số đếm của chúng, cách trang trí… đều được người Nhật hết sức lưu ý khi tặng cho nhau.

     

    Nguồn : Internet

    Zalo Zalo Hotline Điện thoại

    ĐKNT