7 thói quen của người Nhật mà chúng ta nên học hỏi đó là những thói quen như ăn uống, sinh hoạt, học hỏi, đọc báo, cúi chào, đúng giờ, bỏ giày dép ngoài cửa, xếp hàng, giữa vệ sinh chung, trung thực. Rất nhiều điều thú vị cần học hỏi của người Nhật Bản. Hãy cùng Nhật Tân xem chi tiết từng thói quen dưới bài viết nhé
Nhật Bản là một đất nước có hàng ngàn năm lịch sử, những nét đặc trưng trong văn hòa của Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa những thứ cũ của nền văn hóa lâu đời với những cái mới tạo nên sự khác biệt. Từ một nước nghèo khổ của Đông Á, thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục lại đất nước từ đống tro tàn và vươn lên thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Với nét văn hóa đặc trưng, ý chí quật cường của con người và đất nước Nhật Bản đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn đối với các du khách quốc tế.
Thói quen bỏ giày dép ở ngoài.
Ở Nhật Bản thói quen cởi giày là chi tiết cơ bản nhất và luôn phải tuân thủ khi đến thăm nhà một ai đó, đặc biệt là với những gia đình người Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa mỗi ngôi nhà ở đất nước này thường có riêng một khu vực để giày dép ngay sau cửa ra vào, khi bạn vào trong nhà thường có dép đi riêng. Thậm chí cả ở trường, học sinh cũng phải thay giày dép dùng trong nhà trước khi bước vào khu vực sảnh chính. Vậy nếu đã qua Nhật, bạn hãy nhớ thói quen này nhé!
Thói quen cúi chào của người Nhật
Khi gặp và nói chuyện với người Nhật thì điều đầu tiên bạn sẽ thấy đó chính là họ cúi chào người đối diện. Hành động cử chỉ này thể hiện sự tôn trọng và lời chào lịch sự đối với ngưới đối diện. Tùy theo sắc thái trang trọng khác nhau mà người dân cố hương Sushi chia cách cúi chào thành ba loại:
A. KIỂU ESHAKU (会釈) HAY LÀ KIỂU KHẼ CÚI CHÀO.
Đây là kiểu dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Ở kiểu này, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. Eshaku cũng là điệu chào đơn giản nhất và được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật vì họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.
B. KIỂU CHÀO KEIREI (敬礼) LÀ KIỂU CÚI CHÀO BÌNH THƯỜNG.
So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn…. Khi thực hiện kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Trong trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.
C. KIỂU SAIKEIREI (最敬礼) LÀ KIỂU THAY CHO NHỮNG LỜI CHÀO TRANG TRỌNG NHẤT
Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản. Dễ nhận thấy là mức độ trang trọng của lời chào thì tỷ lệ thuận với độ cúi người, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu.
Thói quen luôn đúng giờ
Người Nhật Bản có tính kỉ luật rất cao. Chính bởi vậy nếu bạn đến muộn trong các buổi hẹn hay đi làm muộn thì sẽ bị đánh giá không cao, và nhận được cái nhìn không thiện cảm từ những con người nơi đây
Giờ giấc rất được coi trọng quốc gia này, mỗi người dân nơi đây đều sắp xếp lịch trình cụ thể cho từng công việc để đảm bảo mọi thứ đều hoàn thành theo đúng kế hoạc
Tàu siêu tốc thực sự có thể đại diện cho văn hóa tuyệt đối tôn trọng thời gian của con người Nhật. Khi đi tàu siêu tốc, bạn chỉ cần trễ 1 phút hay thậm chí là 30 giây trong chuyến tàu từ Osaka đến Kyoto, bạn có thể tốn thêm 2000 yên (khoảng 400.000Đ) mua lại vé.
Thói quen luôn xếp Hàng
Chắc hẳn chúng ta còn nhớ những hình ảnh đáng ngưỡng mộ về người dân Nhật Bản từ trẻ nhỏ đến người già đều bình tĩnh xếp hàng ngay ngắn nhận đồ viện trợ trong thiên tai sóng thần. Ở Nhật Bản mọi người đều ý thức rất cao trong việc xếp hàng, không gây ồn ào cho đến khi tới lượt mình, với họ việc xếp hàng là một sinh hoạt hàng ngày vì thế người dân cảm thấy không nặng nề. Nhiều người ngoại quốc tại Nhật không khỏi ngạc nhiên, thích thú. Từ góc nhìn của người Nhật, xếp hàng không phải là văn hóa, mà là một thói quen đã được dưỡng thành.
Thói quen trung Thực
Người Nhật nổi tiếng về tính trung thực. Đó chính là sự tử tế và lòng tự trọng. Lòng tự tôn dân tộc đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật từ những ngày xa xưa. Nó dường như đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong tính cách của người Nhật.
Xuất phát từ xa xưa, nền văn hóa Nhật Bản có rất nhiều truyền thống đặc trưng mà tinh thần Samurai cùng với nghi thức tự mổ bụng là một minh chứng rõ nét của tự trọng Nhật Bản. Tự mổ bụng là một nghi thức cổ xưa có từ thời Edo của Nhật Bản, khi bị hạ nhục hoặc khi bị thất thủ, khi muốn tránh bị rơi vào tay quân địch và bị làm nhục có thể phục hồi danh dự bằng cái chết này. Không chỉ đơn thuần là việc tự sát của các võ sĩ đạo mà nó còn là nghi thức thể hiện chí khí đạo đức nhằm bảo vệ danh dự, khí tiết của một Samurai
Thói quen giữ gìn vệ sinh chung
Người Nhật được giáo dục từ nhỏ là phải biết ngăn nắp, gọn gàng, giữ gìn vệ sinh chung. Những em nhỏ học mẫu giáo, tiểu học đã phải tự giác vệ sinh lớp học hay nhặt rác nếu gặp trên đường phố thay vì có công nhân dọn dẹp
Họ không có ý niệm “chỉ làm sạch chỗ của mình” mà sẵn sàng cùng mọi người giữ vệ sinh môi trường. Chính việc cả cộng đồng đều nhận thức được việc lao động vì môi trường xung quanh nên họ có tiếng nói chung khi luôn muốn giữ cho đường phố, cảnh quan đô thị sạch đẹp. Vì vậy, không ai đến nước Nhật mà không khỏi trầm trồ, đắm đuối muốn lưu trú tại đất nước Mặt Trời mọc văn minh này mãi.
Tinh thần tập thể là ưu tiên hàng đầu
Tại đất nước hoa anh đào, người dân rất xem trọng làm việc nhóm. Mọi người luôn chia sẻ công việc cho nhau, lắng nghe những khúc mắc từ đồng nghiệp và từ đó cải thiện công việc hơn.
Mỗi người công nhân hay giám đốc đều là 1 thành viên của đại gia đình đều cố gắng miệt mài làm việc.Họ không phải làm việc vì bị thúc ép quản lý mà tự nguyện cống hiến sức lực để đóng góp thành công cho mục tiêu tập thể của công ty.
Nguồn : Sưu tầm Internet